Multimedia Đọc Báo in

Tăng trưởng kinh tế Đắk Lắk đến năm 2025 đạt hơn 7%/năm

17:35, 19/07/2023

UBND tỉnh đã có kế hoạch triển khai Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,01%/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân 1,5 -  2%/năm, tỷ lệ che phủ rừng đạt 40 - 42%. 

Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1- 1,5%/năm, độ che phủ rừng năm 2030 đạt 47%.

Tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng tỉnh Đắk Lắk thực sự là trung tâm của vùng Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực. Hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả và trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Tây Nguyên; có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.

Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 40 - 42%
Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 40 - 42%

Tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh trong vùng Tây Nguyên xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển và tăng cường liên kết vùng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.