Multimedia Đọc Báo in

Nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” đã được 32 quốc gia bảo hộ

11:10, 25/08/2023

Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, đến nay, nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” đã được bảo hộ tại 32 quốc gia, với những hình thức bảo hộ khác nhau.

Cụ thể, Thái Lan và 27 quốc gia trong Khối Liên minh Châu Âu (EU) bảo hộ dưới hình thức “Chỉ dẫn địa lý”. Trung Quốc, Singapore và Canada bảo hộ dưới hình thức “Nhãn hiệu tập thể”. Tại Nga, nhãn hiệu này được bảo hộ dưới hình thức “Tên gọi xuất xứ hàng hóa”.

Bên cạnh đó, Cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản dưới hình thức “Chỉ dẫn địa lý” nhưng chưa được chấp nhận.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk  và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) thăm một gian hàng có chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2023
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) thăm một gian hàng có Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2023.

Hiện có 12 doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột".

Thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, phân hạng chất lượng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm… bảo đảm đủ điều kiện sử dụng Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" cho sản phẩm cà phê nhân.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.