Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Tổng diện tích đất thu hồi năm 2023 tăng gần 34 ha

19:35, 18/09/2023

Theo Kế hoạch sử dụng đất mới được điều chỉnh, năm 2023, tổng diện tích các loại đất thu hồi đất của TP. Buôn Ma Thuột tăng thêm gần 34 ha.

Cụ thể, theo Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 13/9/2023 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 TP. Buôn Ma Thuột điều chỉnh tổng diện tích thu hồi các loại đất tăng từ 512,94 ha lên 546,53 ha (tăng 33,59 ha).

gg
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư tổ dân phố 4, phường Tân Lập nằm trong danh mục 16 công trình, dự án điều chỉnh, bổ sung vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của TP. Buôn Ma Thuột. 

Quyết định này cũng điều chỉnh các loại đất phân bổ năm 2023 trên địa bàn thành phố như sau: đất nông nghiệp điều chỉnh từ 28.463,75 ha còn 28.460,72 ha (giảm 3,03 ha); đất phi nông nghiệp điều chỉnh từ 9.165,37 ha lên 9.172,0 ha (tăng 6,63 ha); đất chưa sử dụng điều chỉnh từ 80,52 ha còn 76,92 ha (giảm 3,6 ha).

Điều chỉnh, bổ sung 16 danh mục công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 TP. Buôn Ma Thuột; điều chỉnh vị trí, ranh giới của các công trình, dự án vào bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 và Bản đồ các khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 thành phố theo quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.

UBND tỉnh giao UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm, danh mục công trình, dự án sử dụng đất phân bổ theo địa bàn hành chính cấp xã theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; chịu trách nhiệm trước pháp luật về vị trí, ranh giới, diện tích đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 được phê duyệt; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chỉ giải quyết đối với các trường hợp đã thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trước đó, Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của TP. Buôn Ma Thuột đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 7/6/2023.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.