Multimedia Đọc Báo in

Kết nối giao thương nông sản, thực phẩm Tây Nguyên giữa Việt Nam – Hàn Quốc

09:47, 14/10/2023

Ngày 13/10, Sở Công thương Đắk Lắk phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gwangju và Jeollanam-do tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối giao thương nông sản, thực phẩm Tây Nguyên giữa Việt Nam – Hàn Quốc.

Hội nghị có sự tham gia của 20 doanh nghiệp sản xuất, chế biến về các sản phẩm nông sản (cà phê, hồ tiêu, macca, ca cao, chuối, sầu riêng, chanh dây…) của hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và các doanh nghiệp nhập khẩu Hàn Quốc.

Doanh nghiệp Đắk Lắk giới thiệu sản phẩm cà phê, ca cao đến với khách hàng Hàn Quốc.
Doanh nghiệp Đắk Lắk giới thiệu sản phẩm cà phê, ca cao đến với khách hàng Hàn Quốc.

Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở Công thương Đắk Lắk đã chia sẻ thông tin về năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng và mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh vì lợi ích của địa phương và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông cũng đã giới thiệu về những sản phẩm đặc trưng của địa phương và mong muốn có cơ hội hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu tại Hàn Quốc. Qua đó, đã có 11 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc đã được ký kết.

Đại diện doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đại diện doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh quảng bá sản phẩm và cơ hội gặp gỡ, kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tạo giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu cho nông sản của khu vực phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, góp phần gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên tại Hàn Quốc.

Tuyết Mai

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.