Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao hiểu biết về Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023

14:20, 07/12/2023

Ngày 7/12, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức lớp tập huấn, đào tạo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023.

Lớp tập huấn được tổ chức trong thời gian hai ngày (7 - 8/12), dành cho 150 học viên là đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Các học viên tham gia lớp tập huấn được PGS.TS. Trần Văn Ơn, chuyên gia cao cấp về Chương trình OCOP giới thiệu những nội dung thuộc Chương trình OCOP, như: Sự cần thiết của Chương trình OCOP; Chu trình OCOP thường niên; Sản phẩm OCOP và tiêu chuẩn sản phẩm OCOP; Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Xác định tiềm năng sản phẩm OCOP; Hướng dẫn viết câu chuyện sản phẩm và xây dựng phương án kinh doanh; Hướng dẫn xây dựng hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP; Một số kiến thức về an toàn thực phẩm trong phát triển sản phẩm OCOP…

PGS.TS. Trần Văn Ơn, chuyên gia cao cấp về Chương trình OCOP giới thiệu các nội dung thuộc Chương trình OCOP.
PGS.TS. Trần Văn Ơn, chuyên gia cao cấp về Chương trình OCOP giới thiệu những nội dung tại lớp tập huấn.

Song song với đó, các học viên đã được trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, những giải pháp thiết thực để khắc phục khó khăn, vướng mắc khi tham gia chương trình.

Được biết, sau gần 6 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Lũy kế đến tháng 11/2023, toàn tỉnh có 152 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 19 sản phẩm đạt 4 sao và 132 sản phẩm đạt 3 sao. Tuy nhiên đến tháng 10/2023, có 10 sản phẩm đã hết hạn đang trong quá trình làm hồ sơ để đánh giá lại.

Học viên tham dự buổi tập huấn.
Học viên tham dự lớp tập huấn.

Thông qua lớp tập huấn nhằm hướng dẫn, trang bị kiến thức cho các chủ thể OCOP về những kỹ năng quản trị doanh nghiệp, hợp tác xã; công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, phát triển bao bì; chuyển đổi số gắn với yêu cầu của thị trường.

Qua đó, thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp địa phương, tạo ra sự đồng lòng và hợp tác mạnh mẽ trong việc đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Đề án Chương trình OCOP, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Thùy Dung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.