Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc: Thành lập mới 20 hợp tác xã trong giai đoạn 2021 – 2023

18:47, 23/01/2024

Năm 2023, huyện Krông Pắc ghi nhận 7 hợp tác xã (HTX) mới thành lập với 76 thành viên và 661 hộ tham gia vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh; nâng tổng số HTX thành lập trong giai đoạn 2021 – 2023 lên 20 đơn vị.

Đến nay, trên toàn huyện có 81 HTX, trong đó có 63 HTX đang hoạt động, 18 HTX ngừng hoạt động chờ giải thể. Tổng số lượng thành viên HTX đạt trên 8.300 thành viên với bình quân 105 thành viên/HTX.

HTX Nông nghiệp Hữu cơ Krông Pắc tư vấn quy trình canh tác sầu riêng
HTX Nông nghiệp Hữu cơ Krông Pắc tư vấn quy trình canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ.

Đa số các HTX trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, các HTX nông nghiệp đã từng bước đổi mới phương thức sản xuất theo hướng kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, phát triển các ngành nghề nhằm phục vụ tốt nhu cầu của thành viên và các hộ nông dân liên kết. Qua đó, các HTX đã hỗ trợ thành viên và nông dân liên kết tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao.

Các cơ quan chuyên môn cũng triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ HTX phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hình thành một số dự án liên kết có hiệu quả như: dự án phát triển sầu riêng theo hướng bền vững tại HTX Nông nghiệp xanh, sầu riêng, bơ Krông Pắc; dự án chế biến cà phê ướt tại HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thăng Tiến; dự án xây dựng chứng nhận VietGAP và mã số vùng trồng cho hơn 1.800 ha sầu riêng của các HTX tại xã Ea Yông và Ea Kênh...

Ngoài ra, huyện đã có 3 HTX tham gia chương trình OCOP gồm: HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thăng Tiến (xã Hòa An); HTX Nông nghiệp Vietfarm và HTX Dịch vụ nông nghiệp công bằng Ea Kmat Hòa Đông (xã Hòa Đông).

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.