Multimedia Đọc Báo in

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên

17:53, 22/03/2024

Chiều 22/3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã chủ trì hội nghị trực tuyến lấy ý kiến cho dự thảo Báo cáo rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách vùng Tây Nguyên.

Tham dự hội nghị có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Tại điểm cầu Đắk Lắk có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn cùng đại diện các sở, ngành liên quan và TP. Buôn Ma Thuột.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát, xây dựng dự thảo báo cáo rà soát cơ chế, chính sách đặc thù vùng Tây Nguyên với các nhóm chính sách liên quan đến 4 ngành, lĩnh vực.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk

Về phát triển đầu tư hạ tầng giao thông kết nối có chính sách Ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2026 – 2030; tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Về quản lý, phát triển rừng, nguồn nước có chính sách điều chỉnh định mức bảo vệ, phát triển rừng và phí dịch vụ môi trường rừng; thí điểm thị trường các bon.

Đối với an sinh xã hội, đề xuất chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở.

Lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, sẽ giao đủ biên chế ngành giáo dục và ý tế theo định mức của cấp thẩm quyền; bổ sung biên chế, tính toán định mức giao viên/lớp theo từng vùng miền, nhất là vùng núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; cơ chế riêng về điều chỉnh mức học bổng học sinh, chế độ nhân viên cấp dưỡng cho trường Phổ thông dân tộc nội trú và đầu tư cơ sở giáo dục đào tạo.

Đại diện các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao dự thảo Báo cáo rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, Trung ương cần có thêm cơ chế, chính sách về khai thác khoáng sản, phát triển kinh tế dưới tán rừng; đầu tư thủy lợi và chính sách bảo vệ nguồn nước để không chỉ phục vụ cho Tây Nguyên mà cả Đông Nam Bộ và Đồng băng Sông Cửu Long; phân cấp cho cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch cục bộ... Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần rà soát các chính sách đặc thù của các địa phương, các vùng khác đang triển khai thực hiện có hiệu quả, có thể phù hợp áp dụng cho vùng Tây Nguyên.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh, khu vực Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Đơn vị soạn thảo cần rà soát lại lại các văn bản của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về Tây Nguyên để cập nhật cụ thể hóa cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, Tây Nguyên là địa bàn có đặc thù riêng, do đó, cần tiếp thu ý kiến đóng góp của các ngành, địa phương qua đó đánh giá tác động cụ thể, toàn diện của chính sách đến vùng, liên vùng, trước khi hoàn chỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

 

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.