Multimedia Đọc Báo in

42 mẫu cà phê lọt vào vòng chung kết Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024

15:24, 26/04/2024

Sáng 26/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ khai mạc vòng chung kết Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Cuộc thi năm 2024 có sự góp mặt của 81 đơn vị tham gia đến từ 8 tỉnh trồng cà phê trên cả nước, với 144 mẫu/lô hàng dự thi, tổng sản lượng 255 tấn, trong đó cà phê Robusta 168 tấn và cà phê Arabica 87 tấn.

Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột Trịnh Đức Minh phát biểu khai mạc cuộc thi.
Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột Trịnh Đức Minh phát biểu khai mạc cuộc thi.

Sau vòng sơ khảo đã có 42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê Robusta và 18 mẫu Arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi để chọn và xếp hạng.

Cuộc thi năm 2024 vẫn tuân thủ nguyên tắc đánh giá "mù" qua mã hóa, diễn ra hai vòng gồm sơ kết và chung kết, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá theo quy định của Hiệp hội Cà phê Đặc sản quốc tế (SCA) và Việ n Chất lượng cà phê quốc tế (CQI).

Đại diện Ban giám khảo phát biểu tại Lễ khai mạc.
Đại diện Ban giám khảo phát biểu tại lễ khai mạc.

Vòng chung kết diễn ra hai ngày ( 26 - 27/4). Dự kiến lễ trao giải Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tối 28/4 tại Khách sạn Sài Gòn - Ban Mê.

 Đồng thời, trong ngày 28/4 cũng sẽ diễn ra hoạt động nếm trải nghiệm mẫu cà phê lọt vào top 10 của Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 nhằm tôn vinh và giới thiệu sản phẩm cà phê nhân đặc sản của Việt Nam đến với người tiêu dùng, nhà rang xay trong và ngoài nước.

Ban giám chấm các mẫu lọt vào vòng khảo vòng chung kết cuộc thi.
Ban giám khảo chấm các mẫu lọt vào vòng chung kết cuộc thi.

Được biết, Cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam – VietNam Amazing Cup” là chuỗi hoạt động thường niên, có quy mô quốc gia, được tổ chức lần đầu tiên trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

 Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 đánh dấu chặng đường 6 năm phát triển liên tục trong bối cảnh ngành cà phê chịu ảnh hưởng lớn từ biến động khó lường của các yếu tố sản xuất cũng như thị trường.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.