Multimedia Đọc Báo in

Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk ký kết hợp tác giao thương với Hiệp hội Nữ doanh nhân Hàn Quốc

09:51, 27/08/2024

Chiều 26/8, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giao lưu, ký kết hợp tác với Hiệp hội Nữ doanh nhân Hàn Quốc chi nhánh Bắc Gyeonggi.

Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh; lãnh đạo một số sở, ngành hữu quan, cùng hơn 150 doanh nghiệp là hội viên của hai đơn vị.

Đại biểu tham dự tại hội nghị.
Đại biểu tham dự tại hội nghị.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh nhấn mạnh, tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nhân nữ trong các hoạt động hợp tác quốc tế. Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk và Hiệp hội Nữ doanh nhân Hàn Quốc chi nhánh Bắc Gyeonggi là một bước tiến quan trọng, mở ra nhiều cơ hội mới, giúp các doanh nhân nữ cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và triển khai hoạt động hợp tác giao thương trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh.

th
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng KoTam, Chủ tịch Hội nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại hội nghị.

Đồng thời, đây còn là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác, gia tăng tình hữu nghị giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Gyeonggi, thúc đẩy sự phát triển và góp phần nâng cao vị thế của các doanh nhân nữ trong nền kinh tế ở Việt Nam cũng như ở Hàn Quốc.

th
Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội Nữ doanh nhân Hàn Quốc chi nhánh Bắc Gyeonggi.

Dịp này, Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội Nữ doanh nhân Hàn Quốc chi nhánh Bắc Gyeonggi. Thành viên của hai Hội cũng đã ký kết 23 bản ghi nhớ hợp tác trên nhiều lĩnh vực: du lịch, dịch vụ, nông sản, hóa mỹ phẩm, công nghiệp vải, phúc lợi xã hội…

Hồng Chuyên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.