Multimedia Đọc Báo in

Thiên tai gây thiệt hại hơn 209 tỷ đồng

06:40, 24/09/2024

Sở NN-PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 đợt hạn hán, 1 đợt mưa lũ và 7 trận dông, lốc, mưa đá.

Thiên tai đã làm một người chết; hư hỏng 75 nhà dân, 5 phòng học tại 2 điểm trường; thiệt hại hơn 29.284 ha cây trồng các loại; chết 15 con gia súc, 300 con gia cầm; hư hỏng một số công trình cơ sở hạ tầng khác. Tổng thiệt hại ước tính hơn 209 tỷ đồng.

Hiện nay, Đắk Lắk đang bước vào cao điểm của mùa mưa, theo cảnh báo khí tượng thủy văn trên phạm vi toàn tỉnh, tổng lượng mưa từ tháng 9 – 11/2024 phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 – 15%; mùa mưa có khả năng kết thúc muộn hơn so với trung bình nhiều năm khoảng cuối tháng 11/2024, phía Đông 20/12/2024.

Đợi khô hạn cuối mùa khô 2024 đã khiến hàng nghìn héc-ta cây cà phê bị thiếu nước tưới.
Đợi hạn cuối mùa khô 2024 đã khiến hàng nghìn héc-ta cà phê bị thiếu nước tưới.

Từ tháng 9 – 11/2024, mực nước trên các sông phổ biến bắt đầu tăng nhanh, trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện từ 3 – 4 đợt lũ. Mực nước đỉnh lũ khả năng đạt từ báo động 1 đến báo động 2, có nơi trên báo động 2; lượng dòng chảy trên sông Krông Ana và sông Sêrêpốk thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 5 – 17%; trên sông Krông Búk trong tháng 9 và tháng 10 thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 20 – 30%, riêng tháng 11 cao hơn trung bình nhiều năm từ 20 – 25%.

Khả năng xuất hiện lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ ở một số nơi trên địa bàn tỉnh, nhất là các vùng trũng thấp, gần sông, suối thuộc các huyện: Lắk, Krông Bông, Krông Ana, M’Drắk, Ea Kar, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Súp.

Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương tập trung theo dõi sát sao, cập nhật các thông tin về tình hình thời tiết, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh; chủ động tham mưu công tác ứng phó với thiên tai có hiệu quả, đặc biệt trong mùa mưa bão hiện nay nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.