Multimedia Đọc Báo in

Công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn

15:50, 31/10/2024

Theo Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, với 859 vụ vi phạm (tăng 19 vụ so với cùng kỳ năm 2023).

Cụ thể, hành vi phá rừng trái pháp luật 681 vụ; khai thác rừng trái pháp luật 22 vụ; săn bắt động vật rừng trái pháp luật 2 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 72 vụ; mua, bán, tàng trữ lâm sản trái pháp luật 59 vụ; vi phạm về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản 4 vụ; vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng 18 vụ; vi phạm khác 1 vụ.

Lực lượng chức năng đã tịch thu 173 phương tiện, hơn 240 m3 lâm sản. Toàn tỉnh đã khởi tố hình sự 10 vụ, xử phạt hành chính 809 vụ, thu nộp ngân sách gần 1,5 tỷ đồng.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả tuần tra rừng
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả tuần tra rừng.
 

Theo cơ quan chức năng, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp còn cao do áp lực từ dân di cư tự do sống trong rừng, gần rừng; việc xử lý đối với hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp chưa kịp thời; nhiều vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật đã ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả nhưng các đối tượng tiếp tục tái lấn chiếm canh tác trên diện tích phá rừng chưa được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý, đã làm giảm tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa vi phạm.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý, bảo vệ rừng của một số chủ rừng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng vừa thiếu, vừa yếu.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.