Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông trồng mới gần 2.000 ha rừng

18:34, 03/10/2024

Đến thời điểm này, toàn huyện Krông Bông đã trồng mới gần 2.000 ha rừng, vượt 360% kế hoạch đề ra.  

Cụ thể: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông trồng được 260 ha; nhân dân các xã trên địa bàn huyện trồng được hơn 1.721 ha.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông đang tiến hành mở rộng thêm diện tích trồng rừng tại các xã Cư Pui, Yang Mao, ước tính diện tích trồng thêm khoảng 30 ha.

Ngoài ra, toàn huyện còn trồng được 46.220 cây phân tán (vượt 220% kế hoạch ra). Trong đó: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trồng 1.170 cây; nhóm thiện nguyện Trái tim xanh trồng 44.450 cây; Chương trình Tết trồng cây trồng 300 cây.

Người dân xã Cư Pui tập trung trồng rừng trên diện tích được giao.
Người dân xã Cư Pui tập trung trồng rừng trên diện tích được giao.

Năm 2024, UBND huyện Krông Bông đã đặt ra chỉ tiêu trồng được 544 ha rừng và 21.000 cây phân tán. Để thực hiện kế hoạch, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các xã vận động nhân dân chủ động chuẩn bị đất, cây giống để khi thời tiết thuận lợi có thể trồng rừng ngay. Đồng thời, chỉ đạo các vườn ươm chuẩn bị cây giống đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân. Huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".

Là một trong những địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn của tỉnh. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh này, những năm qua, Krông Bông đã tích cực giao đất, giao rừng cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng.

Giai đoạn 2015 - 2023 trên địa bàn huyện trồng được gần 7.352 ha rừng. Diện tích trồng rừng trên địa bàn huyện tập trung phát triển từ năm 2019 trở lại đây, chủ yếu tại các xã: Cư Drăm, Cư Pui, Cư Kty, Hoà Phong. Loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn, keo lai. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện tính đến 31/12/2023 là 54,71%.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.