Multimedia Đọc Báo in

Khắc phục tạm thời vị trí đoạn đầu đường tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột

16:03, 13/11/2024

Công ty TNHH An Nguyên – đơn vị thi công gói thầu số 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột cho biết, đơn vị đã khắc phục tạm thời vị trí hư hỏng đoạn đầu dự án để phương tiện và người dân đi lại.

Theo đó, để bảo đảm cho người dân đi lại an toàn, đơn vị thi công đã tiến hành đổ khoảng 300m3 đá xô bồ và đá dăm để san lấp mặt đường.

Đây chỉ là giải pháp tạm thời để người dân và phương tiện đi lại trước mắt. Bởi hiện nay, đoạn đường này hằng ngày có rất nhiều xe tải trọng lớn lưu thông qua, cộng theo các trận mưa lớn khiến toàn bộ khối lượng đá bị trôi, chỉ một thời gian ngắn các “ổ gà”, “ổ voi” lại xuất hiện.

Đoạn đầu công trình đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột thời điểm chưa khắc phục.
Đoạn đầu công trình đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột thời điểm chưa khắc phục.

Được biết, đoạn đường nói trên thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột. Do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khoảng 1km đoạn đầu tuyến (nút giao giữa Quốc lộ 14 với dự án) nên hiện nay nhà thầu chưa thể triển khai thi công công trình.

Nhà thầu san lấp các hố sâu giữa lòng đường Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột.
Nhà thầu san lấp các hố sâu giữa lòng đường Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột.

Trước đó, Báo Đắk Lắk đã có bài viết “Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột: Chậm xử lý vướng mắc, nguy cơ trễ tiến độ!” và bài “Người dân khốn khổ vì 1 km đường làm mãi không xong!” phản ánh về những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng dự án và thực trạng mất an toàn giao thông ở vị trí đầu tuyến.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.