Multimedia Đọc Báo in

Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm

20:39, 15/07/2023

Sáng 14/7, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk) đã thực hiện giám sát việc buộc tiêu hủy đối với 5.361 sản phẩm hàng hóa vi phạm.

Hàng hóa buộc tiêu hủy gồm: 156 chai mỹ phẩm là nước hoa có nhãn hàng hóa ghi nhãn hiệu CHANEL xuất xứ nước ngoài; 96 chai mỹ phẩm xịt thơm có nhãn hàng hóa ghi LE LABO SANTAL33; 11 cái dụng cụ câu cá; 448 cái quần áo vải; 3.980 linh kiện điện thoại; 290 cái quần áo đã qua sử dụng; 100 đôi giày, dép; 50 kg bánh tráng trộn; 200 ống kẹo viên và 30 kg ngũ cốc.

Sản phẩm vi phạm là hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường và nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Sản phẩm vi phạm là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những sản phẩm hàng hóa vi phạm được xác định là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Toàn bộ số hàng hóa nói trên do Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1 tạm giữ của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và tạm giữ trong quá trình kiểm tra, xử lý trên khâu lưu thông. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là gần 140 triệu đồng.

Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk giám sát việc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.
Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk giám sát việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm.

Quá trình tiêu hủy được thực hiện dưới sự giám sát của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk và cơ quan chức năng có liên quan, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.

Cùng với việc buộc tiêu huỷ hàng hoá, các cơ sở kinh doanh và đối tượng vi phạm cũng đã bị xử phạt với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.

Minh Tâm


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.