Multimedia Đọc Báo in

Giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại tỉnh Đắk Lắk

19:30, 08/04/2024

Chiều 8/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Tiếp và làm việc với Đoàn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Thành viên Đoàn giám sát và các đại biểu tham dự buổi làm việc.
Thành viên Đoàn giám sát và các đại biểu tham dự buổi làm việc.

Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Lắk có tổng chiều dài hơn 19.700 km, bao gồm 7 tuyến quốc lộ, 12 tuyến tỉnh lộ, hệ thống đường huyện, đường xã và đường giao thông nông thôn. Hệ thống sông ngòi trong tỉnh có tổng chiều dài khoảng 544 km; hàng không có Cảng hàng không Buôn Ma Thuột cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, toàn tỉnh có 123 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách, tổng số phương tiện 15.042 xe; có 15 bến xe, được xây dựng theo hình thức xã hội hóa đạt tiêu chuẩn loại 4 trở lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 13 cơ sở đào tạo lái xe, 4 trung tâm sát hạch lái xe ô tô và 9 điểm lắp đặt thiết bị chấm điểm tự động sát hạch thực hành lái xe trong hình mô tô hạng A1.

kk
Ông Nguyễn Phi Thường, thành viên Đoàn giám sát đề nghị tỉnh Đắk Lắk nêu rõ kết quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao thông vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Công tác đảm bảo TTATGT được thực hiện xuyên suốt theo từng thời kỳ, bám sát và đáp ứng những yêu cầu phát triển bền vững của đất nước cũng như địa phương; nhiều chủ trương, giải pháp, kế hoạch được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.

Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6.611 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 3.946 người, bị thương 6.095 người. Tai nạn giao thông từng bước được kiềm giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa, đường hàng không được bảo đảm an toàn.

kk
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, thành viên Đoàn giám sát Nguyễn Hải Dũng nêu ý kiến tại buổi làm việc. 

Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và TTATGT được triển khai thường xuyên, liên tục, góp phần duy trì trật tự, kỷ cương về giao thông trên địa bàn tỉnh. Kết quả, lực lượng Công an tỉnh đã tiến hành lập biên bản 1.589.692 trường hợp vi phạm, tạm giữ 374.505 phương tiện, tước 92.412 GPLX các loại, khởi tố 964 vụ, 962 bị can vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông.

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk Lê Công Du giải trình một số vấn đề về hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk Lê Công Du giải trình một số vấn đề về hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, tỉnh Đắk Lắk kiến nghị đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt cần thiết phải ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ để đảm bảo tốt hơn tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, đảm bảo tính an toàn cho người dân khi tham gia giao thông. Kiến nghị Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông; quan tâm đầu tư ngân sách và xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm TTATGT…

Các thành viên của Đoàn đề nghị tỉnh Đắk Lắk làm rõ một số nội dung như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao thông vận tải, bảo đảm TTATGT; việc phân luồng, phân tuyến ở các tuyến giao thông có nhiều phương tiện qua lại; thống kê các điểm đen, điểm có nguy cơ mất ATGT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk…

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu kết luận buổi làm việc.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu kết luận buổi làm việc.

Kết luận tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của UBND tỉnh Đắk Lắk và các sở, ngành liên quan về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT.

Thời gian tới, đồng chí lưu ý tỉnh Đắk Lắk cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về văn hóa giao thông bằng nhiều hình thức để người dân dễ hiểu và thực hiện; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đăng kiểm phương tiện giao thông… Đối với các kiến nghị của tỉnh, Đoàn sẽ tiếp thu, tổng hợp để báo cáo Quốc hội, đồng thời phản ánh đến Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét, giải quyết.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu cảm ơn và tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu cảm ơn và tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị cảm ơn và tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát, đồng thời chỉ đạo Ban ATGT tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh, phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.