Bẫy thú - Hiểm họa với động vật rừng
16:35, 29/06/2022
Với hệ động thực vật phong phú, đa dạng, Vườn Quốc gia Yok Đôn đang mang lại những giá trị to lớn về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, nạn săn trộm thú rừng ở đây vẫn lén lút diễn ra.
Trong đó, tình trạng các đối tượng săn trộm đặt nhiều loại bẫy thú ở nơi dưới những cánh rừng đang tạo ra vô vàn hiểm nguy cho không ít loài động vật rừng.
Các đối tượng săn trộm thường đặt bẫy thú ở những đường mòn, nơi gần nguồn nước, khu vực tập trung nhiều loại thức ăn mà thú rừng thường di chuyển qua nên thú rừng rất dễ bị dính bẫy. |
Bẫy được đặt rất kín đáo, ngụy trang bằng những cành cây và lá khô nên các loài thú rất khó phát hiện. |
Chỉ cần giẫm phải, chiếc bẫy sẽ bật lên và sợ dây sẽ thắt chặt vào con thú khiến chúng không thể thoát được. |
Tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, các đối tượng săn trộm sử dụng hàng chục loại bẫy với cơ chế hoạt động, kích cỡ khác nhau để bẫy các loại thú. Dù lớn hay nhỏ, nhưng đặc tính chung của các loại bẫy là có tính sát thương rất cao. |
Một con khỉ bị bẫy kẹp ở chân đang được kiểm lâm viên Vườn Quốc gia Yok Đôn giải cứu. |
Một con kỳ đà nhỏ bé cũng không thoát khỏi những chiếc bẫy của các đối tượng săn trộm. |
Giải cứu một con mang bị dính bẫy. |
Khi bị dính bẫy, nếu không kịp thời được cứu hộ các con thú thường sẽ bỏ mạng vì khó có thể thoát ra được. Nếu may mắn thoát ra thì cũng bị thương tật nặng. (Trong hình là chú voi Jun bị dính bẫy được cứu hộ vào 2015 tại Vườn Quốc gia Yok Đôn. Đến nay, sau hơn 7 năm voi vẫn sống chung với chiếc vòi bị sứt và 1 chân trước tập tễnh với vết thương do bẫy thú gây ra chưa lành). |
Để bảo đảm an toàn cho các loài động vật trong khu vực rừng quản lý, Vườn Quốc gia Yok Đôn đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi xâm hại đến rừng. Trong những chuyến tuần tra, các kiểm lâm viên cũng thường xuyên tìm kiếm, tháo gỡ các loại bẫy thú, tránh những mối nguy cho động vật rừng. Mỗi năm, lực lượng kiểm lâm nơi đây thu giữ và tháo gỡ hàng nghìn chiếc bẫy thú. |
Vạn Tiếp
Ý kiến bạn đọc