Multimedia Đọc Báo in

Những người mang tên "hy vọng"

09:00, 19/11/2023

Đã từ lâu, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk là ngôi nhà chung của  học sinh khuyết tật trong toàn tỉnh.

Các em bị nhiều khuyết tật khác nhau như: câm điếc bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ… nên rất cần sự dạy dỗ, chăm sóc không chỉ bằng những phương pháp giảng dạy chuyên biệt, mà đó còn là tình thương cùng với sự kiên trì, nhẫn nại của giáo viên.

Các cô của Trung tâm được phụ huynh trìu mến gọi là “những giáo viên của niềm hy vọng”, với mong muốn các cô sẽ giúp con mình cải thiện được tình trạng hiện tại, học tập tốt và sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường…

Những tiết học không âm thanh mà chỉ có hình ảnh, ký hiệu bằng tay, mắt, miệng, động tác hình thể... của giáo viên.
Giúp các em khiếm thính nhận thức và tiếp nhận thông tin mới nhanh nhất.
Kiên trì hướng dẫn trẻ từng bước đi, từng bước vận động.
Nhẫn nại giúp trẻ nhận biết màu sắc và con số.
Niềm vui khi thấy trò chỉ đúng hình.
Vỗ về, an ủi khi các con không vui.
Vui cùng các con khi thấy học trò dần hòa nhập trong những trò chơi vận động.
Cẩn thận chăm từng thìa cơm cho trẻ.
Niềm hy vọng của gia đình và thầy cô được gửi trọn trong từng bước tiến của con mỗi ngày.

Nguyễn Gia (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.