Multimedia Đọc Báo in

Độc đáo lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

09:01, 23/06/2024

Dân tộc Brâu là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất hiện nay ở nước ta. Hiện nay, dân tộc Brâu có 173 hộ, với 591 khẩu, cư trú chủ yếu ở làng Đắk Mế, một số ít cư trú ở làng Tà Ka, thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum).

Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa của người Brâu cũng được quan tâm. Nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn, các lễ hội truyền thống được phục dựng, duy trì hằng năm, trong đó có lễ cúng trỉa lúa.

Lễ cúng trỉa lúa là lễ hội đầu tiên trong năm của người Brâu bắt đầu vào tháng 4 (nếu mưa sớm), còn năm nào mưa muộn thì phải chờ đến tháng 5, sau mùa đốt rẫy khoảng 1 - 2 tháng. Đây là một lễ hội tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Các cô gái Brâu với nhạc cụ vỗ bên nhà rông - là nơi tổ chức lễ cúng trỉa lúa.
Già trẻ, trai gái trong làng cùng tập trung chuẩn bị cho ngày lễ.
Để chuẩn bị cho ngày lễ, trước đó vài ngày, già làng kêu gọi mỗi nhà đóng góp một ghè rượu.
Lễ vật cúng gồm có trâu, heo, gà.
Buổi chiều, chủ các gia đình đem hạt giống lên rẫy trỉa một ít hạt làm phép.
Sườn đồi là nơi được lựa chọn xuống giống.

Quang Vinh (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.