Multimedia Đọc Báo in

Nghề sấy cau xuất khẩu

05:58, 22/09/2024

Những năm trở lại, nhu cầu tiêu thụ cau ở thị trường Trung Quốc tăng cao. Tại Đắk Lắk, nhiều nông hộ đã đầu tư và trồng cau để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nhiều chủ vựa cau trong và ngoài tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng các cơ sở sấy cau, thu mua cau tươi về sấy khô xuất sang Trung Quốc. Cau tươi sau khi sấy khô sẽ được phân loại, đóng bao, chuyển lên các container xuất khẩu. Nghề sấy cau cũng trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều người...

Mùa cau diễn ra quanh năm, nhưng sôi động nhất thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng Chạp hằng năm.
Cau được phân loại thành những bao tải riêng. Cau càng to thì giá càng cao.
Công nhân tiến hành quy trình hấp (luộc) cau.
Cau sau khi luộc từ màu xanh chuyển sang màu vàng nâu đặc trưng.
Cau sau khi hấp chín sẽ được đưa vào lò sấy.
Quá trình sấy diễn ra trong 5 ngày để cho ra các mẻ sấy đạt chuẩn.
Công nhân đưa vào máy sàng công nghiệp để phân loại cau sau khi sấy
Thông thường 5 kg cau tươi sẽ cho 1 kg cau khô. 
Việc phân loại, hấp, sấy cau... tạo thêm việc làm thời vụ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguyễn Gia (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.