Multimedia Đọc Báo in

Đại Hội đồng Liên hiệp quốc chuẩn bị bỏ phiếu cải tổ Hội đồng Bảo an

13:00, 21/04/2022

Đại Hội đồng Liên hiệp quốc dự kiến tiến hành bỏ phiếu thông qua nghị quyết cải tổ Hội đồng Bảo an vào tuần tới, theo đó các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an sẽ phải giải trình khi dùng tới quyền phủ quyết đầy quyền lực của họ.

Theo nguồn tin ngoại giao, cuộc bỏ phiếu nghị quyết này có thể sẽ được tiến hành vào ngày 26/4 tới.

Dự thảo nghị quyết do Liechtenstein đề xuất và đã nhận được sự ủng hộ/đồng bảo trợ của khoảng 50 nước, trong đó có Mỹ.

Nếu được thông qua, 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc sẽ phải giải trình mỗi khi họ dùng tới quyền phủ quyết để cản trở Hội đồng Bảo an ra nghị quyết.

Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc bỏ phiếu nghị quyết về quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an được đưa ra trong bối cảnh Hội đồng Bảo an không thể ra được nghị quyết hay quyết sách nào kể từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra.

Kể từ khi thành lập Liên hiệp quốc và Hội đồng Bảo an đến nay, quyền phủ quyết của Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an đã được sử dụng 295 lần, trong đó Nga là nước sử dụng quyền lực này nhiều nhất với 143 lần.

Trong cơ chế hiện nay của Liên hiệp quốc, chỉ cần một trong 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an dùng tới quyền phủ quyết thì cơ quan này không thể ra được quyết sách nào cho dù đối với vấn đề khẩn cấp.

Theo TTXVN/Vietnam+


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.