Multimedia Đọc Báo in

Yemen: Houthi cáo buộc liên quân Arab vi phạm thỏa thuận ngừng bắn

16:14, 19/04/2022

Người phát ngôn lực lượng Houthi ông Mohammed Abdulsalam ngày 18/4 cho biết, liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã cản trở việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen, có hiệu lực từ đầu tháng 4/2022, đồng thời ngăn cản hoạt động của sân bay Sanaa cũng như có các hành động khác đi ngược lại nội dung thỏa thuận ngừng bắn.

Ông Abdulsalam nói thêm: "Kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, Liên quân Arab đã không cho phép bất kỳ máy bay nào hạ cánh xuống sân bay Sanaa và ngăn cản các tàu chở nhiên liệu cập cảng Hodeidah".

Theo ông Abdulsalam, liên quân Arab đã vi phạm lệnh ngừng bắn khi thực hiện 9 đợt oanh kích bằng máy bay không người lái.

Ngày 1/4, các bên đối địch tại Yemen, trong đó có lực lượng Houthi đã nhất trí một lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng do Liên hợp quốc bảo trợ.

Các tay súng thuộc lực lượng Houthi tại thủ đô Sanna, Yemen tháng 1/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các tay súng thuộc lực lượng Houthi tại thủ đô Sanna, Yemen tháng 1/2017. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo một phần nội dung của thỏa thuận ngừng bắn, các chuyến bay thương mại từ Sân bay quốc tế Sanaa đến Ai Cập dự kiến sẽ được nối lại sau 7 năm chiến tranh, trong khi các tàu chở nhiên liệu và tàu chở hàng viện trợ nhân đạo được phép cập cảng Hodeidah trên Biển Đỏ mà không bị cản trở.

Xung đột giữa các lực lượng chính phủ Yemen và lực lượng Houthi bắt đầu nổ ra từ năm 2014.

Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2015 sau khi Liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu bắt can thiệp quân sự vào Yemen nhằm ủng hộ chính phủ được quốc tế công nhận của nước này và tiến hành các hoạt động quân cả trên bộ, trên không và trên biển nhằm chống lại Houthi.

Lực lượng Houthi đã trả đũa bằng việc thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhắm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Theo TTXVN/Vietnam+


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.