Multimedia Đọc Báo in

PBoC “ra tay” hỗ trợ mục tiêu của nền kinh tế Trung Quốc

18:16, 30/01/2023

Ngày 29/1, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết sẽ triển khai công cụ cho vay để tăng cường hỗ trợ các lĩnh vực được coi là mục tiêu của nền kinh tế.

Trong một thông báo trên trang web chính thức, PBoC cho hay, ngân hàng này sẽ triển khai một công cụ cho vay để hỗ trợ giảm phát thải khí carbon đến cuối năm 2024.

Ngân hàng này còn gia hạn cho công cụ tái cho vay để thúc đẩy sử dụng than sạch cho đến cuối năm 2023. Đồng thời, gia hạn công cụ cho vay lại đối với lĩnh vực vận tải và logistics đến tháng 6/2023.

Theo PBoC, một số tổ chức tài chính nước ngoài sẽ được đưa vào phạm vi của công cụ giảm thiểu phát thải khí carbon. Động thái mở rộng các công cụ cho vay sẽ giúp thực hiện chính xác và hiệu quả chính sách tiền tệ thận trọng, đồng thời hướng dẫn các tổ chức tài chính tăng cường hỗ trợ cho phát triển xanh và nhiều lĩnh vực khác.

Trung Quốc: PBoC triển khai các công cụ cho vay để thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: Getty Images
Trung Quốc: PBoC triển khai các công cụ cho vay để thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: Getty Images

Kể từ năm 2020, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, PBoC đã mở rộng kho công cụ chính sách cơ cấu của họ, bao gồm các cơ sở cho vay lại và tái chiết khấu cùng các khoản vay chi phí thấp khác.

Dữ liệu của ngân hàng trung ương cho thấy, dư nợ thông qua các công cụ cấu trúc lên tới gần 6.450 tỷ Nhân dân tệ (950,98 tỷ USD) vào cuối năm 2022.

Các nguồn tin chính sách và nhà phân tích nhận định, PBoC đã sẵn sàng tăng cường hỗ trợ có mục tiêu cho các lĩnh vực gặp khó khăn thông qua các công cụ chính sách cơ cấu.

Cùng ngày, Đài truyền hình CCTV cho hay, Quốc Vụ Viện Trung Quốc sẽ thúc đẩy phục hồi tiêu dùng như động lực chính của nền kinh tế và thúc đẩy nhập khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn.

Ngoài ra, cơ quan này cũng cam kết đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư nước ngoài, duy trì đồng Nhân dân tệ ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại xuyên biên giới và giúp các công ty tham gia hội chợ thương mại cả trong và ngoài nước.

Theo Baoquocte.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.