Multimedia Đọc Báo in

EAEU chú trọng giải quyết vấn đề an ninh lương thực

16:54, 04/06/2024

Ngày 3/6, Hội đồng Liên chính phủ Á - Âu đã khai mạc cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Belarus với chủ đề An ninh lương thực trong Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU). 

Theo Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko, EAEU lựa chọn chủ đề này vì an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu đối với thế giới hiện đại. Ông nhấn mạnh "đây là một vấn đề về ổn định xã hội và về sự tồn tại của bất cứ dân tộc và quốc gia nào trên thế giới".

Người vô gia cư nhận thức ăn từ một chương trình cứu trợ dành cho người nghèo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người vô gia cư nhận thức ăn từ một chương trình cứu trợ dành cho người nghèo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Thủ tướng Belarus khẳng định, các quốc gia thành viên EAEU cần phối hợp với nhau để ứng phó các thách thức trong lĩnh vực an ninh lương thực. 

Cũng tại cuộc họp này, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin bày tỏ tin tưởng vào sản xuất lương thực của Nga và EAEU.

Theo ông Mishustin, EAEU có hơn 93% nguồn cung ứng nông sản của chính khối liên minh này và trong 10 năm kể từ khi được thành lập, sản xuất nông nghiệp trong liên minh đã tăng hơn 25%.

Ông Mishustin kêu gọi EAEU duy trì tăng cường sản xuất lương thực, nêu rõ tiềm năng phát triển của liên minh này sẽ đảm bảo nguồn cung ứng lương thực cho 600 triệu người trên thế giới. 

Thủ tướng Nga cho rằng, EAEU nên tăng cường hệ thống logistics và giao thông, giảm chi phí vận chuyển và phát triển thị trường ngũ cốc tại Trung Quốc, Uzbekistan và Ấn Độ.

Đề cập quy định của Liên minh châu Âu (EU) thông qua hôm 30/5 áp thuế đối với các sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Nga và Belarus, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Oksana Lut cho biết Nga sẽ tìm kiếm các thị trường thay thế cho các mặt hàng nông sản của mình.

Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.