Multimedia Đọc Báo in

Liên hợp quốc cảnh báo rủi ro trên tuyến đường tới Địa Trung Hải

16:37, 05/07/2024

Báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 5/7 nhấn mạnh, ngày càng nhiều người di cư và người tị nạn thực hiện những hành trình nguy hiểm xuyên châu Phi tới bờ biển phía Nam Địa Trung Hải.

Báo cáo cảnh báo những rủi ro người di cư phải đối mặt trong những hành trình này như bị bắt cóc, bị lấy nội tạng. Các tuyến đường từ Tây Phi và Đông Phi đi qua sa mạc Sahara về phía Bắc được cho là nguy hiểm gấp đôi so với tuyến đường biển ở trung tâm Địa Trung Hải - nơi có tới hơn 800 người được cho là đã thiệt mạng trong năm nay.

Báo cáo nêu rõ các cuộc xung đột ở những khu vực thuộc vành đai Sahel khô cằn, Sudan, biến đổi khí hậu và nạn phân biệt chủng tộc ngày càng tăng là những yếu tố thúc đẩy di cư. 

Thuyền chở 300 người di cư bất hợp pháp bị Lực lượng tuần tra của hải quân Pháp chặn trên Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/TTXVN
Thuyền chở 300 người di cư bất hợp pháp bị lực lượng tuần tra của hải quân Pháp chặn trên Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo cáo được đưa ra dựa trên khảo sát đối với hơn 30.000 người di cư trong giai đoạn 2020-2023. Theo ông Vincent Cochetel, đặc phái viên Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) phụ trách khu vực Tây và Trung Địa Trung Hải cũng là đồng tác giả báo cáo, những người di cư dù còn sống, hay đã chết và bị bệnh khi thực hiện hành trình này đều đã từng bị bỏ rơi ở sa mạc. Khoảng 18% số người được hỏi cho biết họ sợ bị bắt cóc, trong khi số người lo ngại bị bạo lực tình dục ngày càng tăng (chiếm 15%). 

Báo cáo cũng cho thấy số người liều lĩnh tìm cách đến phía Nam Địa Trung Hải đã tăng so với báo cáo cách đây 4 năm. Theo đó, dữ liệu UNHCR ở Tunisia cho thấy số người đến nước này trong năm 2023 đã tăng tới hơn 200% so với năm 2020.

Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.