Multimedia Đọc Báo in

Bóng chuyền nữ Đắk Lắk dự Giải vô địch bóng chuyền U23 quốc gia

17:57, 09/09/2024

Đội tuyển bóng chuyền nữ U23 Đắk Lắk đã chính thức bước vào tranh tài tại Giải vô địch bóng chuyền U23 quốc gia năm 2024 diễn ra tại Bắc Kạn.

Tại giải đấu cao nhất dành cho các cầu thủ trẻ này, tuyển bóng chuyền nữ U23 Đắk Lắk nằm ở bảng B cùng với các đội: Hóa chất Đức Giang Lào Cai, Hà Nội, VTV Bình Điền Long An và Binh chủng Thông tin Trường Tươi Bình Phước.

Đây được nhận định là bảng đấu rất nặng với thầy trò Huấn luyện viên Lương Việt Sơn bởi có sự hiện diện của đương kim vô địch Binh chủng Thông tin Trường Tươi Bình Phước cùng với hai đội rất mạnh khác là Hóa chất Đức Giang Lào Cai và VTV Bình Điền Long An.

Tại giải này, Huấn luyện viên Lương Việt Sơn có trong đội hình 14 cầu thủ, đều là những gương mặt từng được cọ xát tại Giải vô địch bóng chuyền trẻ quốc gia diễn ra 2 năm trước tại Đắk Lắk như H’Zu Êban, Trần Thị Hoài Anh, Nguyễn Thị Diễm Kiều, Võ Ngọc Anh Như…

H
H’Zu Êban (ngoài cùng bên trái), gương mặt triển vọng của bóng chuyền Đắk Lắk góp mặt, tranh tài tại giải.

Rơi vào bảng đấu với những đối thủ quá mạnh nên Ban huấn luyện tuyển bóng chuyền nữ U23 Đắk Lắk không đề ra mục tiêu thành tích mà xác định đây là sân chơi quan trọng, tạo cơ hội cho các cầu thủ cọ xát, học hỏi kinh nghiệm bởi đây là lực lượng nòng cốt, gánh trọng trách đưa đội tuyển bóng chuyền Đắk Lắk trở lại Giải bóng chuyền vô địch quốc gia trong thời gian sớm nhất.

Giải vô địch bóng chuyền U23 quốc gia năm 2024 có 17 đội tham dự gồm: Hải Dương, Đắk Lắk, Binh chủng Thông tin Trường Tươi Bình Phước, Hóa chất Đức Giang Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ngân hàng Công thương, Hà Nội, VTV Bình Điền Long An, Thái Nguyên (nội dung nữ) và Biên Phòng, Quảng Nam, Thể Công Tân Cảng, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Công an TP. Hồ Chí Minh (nội dung nam).

Giải sẽ diễn ra đến hết ngày 19/9.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.