Multimedia Đọc Báo in

Cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển”

18:30, 26/08/2021

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 – 23-10-2021), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Đối tượng tham gia cuộc thi là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Nội dung cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam; chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về biển, đảo; luật pháp, công ước quốc tế về biển; quá trình hình thành, phát triển, giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Chiến sỹ trên đảo Núi Le thực hiện nghi thức chào cờ. Ảnh Duy Tiến
Chiến sỹ trên đảo Núi Le thực hiện nghi thức chào cờ. Ảnh Duy Tiến.

Cuộc thi tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm online; gồm 4 kỳ; định kỳ 2 tuần/kỳ (từ ngày 23-8 đến 15-10-2021). Trong mỗi kỳ có 8 câu hỏi trắc nghiệm online được công bố trên trang tin điện tử Tuyên giáo Gia Lai, Báo Gia Lai điện tử, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai và thi trắc nghiệm online dưới dạng biểu mẫu được đăng và chuyển tải trên môi trường mạng Internet (qua mạng xã hội Facebook, Zalo).

Liên quan đến cuộc thi này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có công văn đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Ban Tuyên giáo các huyện uỷ, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy triển khai tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân cùng tham gia cuộc thi theo đường dẫn http://www.thongtintuyengiaogialai.vn.

Quỳnh Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.