Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M'gar: Đẩy mạnh tuyên truyền người dân không mua hàng tích trữ

10:35, 03/08/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn, UBND huyện Cư M’gar đang đẩy mạnh tuyên tuyền, vận động người dân không nên quá hoang mang, lo lắng dẫn đến tích trữ hàng hóa.

Theo đó, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn trên địa bàn thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân không mua hàng hóa tích trữ, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, các mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tại địa phương, xử lý (hoặc kiến nghị xử lý nếu vượt thẩm quyền) những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, đầu cơ, tăng giá, nhất là đối với khẩu trang và các hàng hóa thiết yếu trong phòng chống dịch bệnh; thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá bán.

Cùng với đó, thường xuyên thông tin, tuyên truyền công tác phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương để người dân được biết và chấp hành. Thông báo đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các đơn vị quản lý chợ, siêu thị, cửa hàng bách hoá đang hoạt động tại địa phương chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm hàng hóa phục vụ người dân và duy trì hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu trong công tác phòng chống dịch.

Người dân chọn mua hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Cư Mgar
Người dân chọn mua hàng tại Siêu thị Co.opmart Cư M'gar. (Ảnh minh họa)

Theo UBND huyện Cư M’gar, hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn hiện có 1 siêu thị, 5 cửa hàng bách hóa, 8 chợ truyền thống và hơn 400 cửa hàng tạp hóa có bán hàng nhu yếu phẩm.

Nguồn cung ứng tại chỗ gồm có 66 trại heo, gà lớn chăn nuôi gia công; các vùng trồng rau, củ trọng điểm thị trấn Ea Pốk, xã Quảng Tiến, Ea M’nang, Quảng Hiệp, Cư M’gar, Ea Kuêh; 3 cơ sở giết mổ tập trung và hơn 40 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. 

Như vậy, nguồn cung thực phẩm tại chỗ chiếm đến 70%. Qua theo dõi, nắm bắt tình hình từ các hệ thống phân phối ở địa phương thì nguồn hàng hóa bảo đảm ổn định, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, người dân có thể yên tâm, chỉ nên mua đủ dùng, không nên tập trung đi mua hàng tích trữ dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.