Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk: Xét nghiệm sàng lọc SARS-Cov-2 cho toàn dân trên địa bàn 

15:36, 03/09/2021

Ngày 2-9, UBND huyện Krông Búk ban hành Kế hoạch số 157-KH-UBND về việc tổ chức xét nghiệm sàng lọc SARS-Cov-2 cho hơn 62 ngàn người thuộc 7 xã trên địa bàn huyện. 

Theo đó, việc tổ chức xét nghiệm sàng lọc SARS-Cov-2 nhằm chủ động phát hiện sớm, truy vết kịp thời và khoanh vùng bóc tách các trường hợp nhiễm COVID-19 ra khỏi cộng đồng, để từ đó đề ra các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả theo quy định, không để dịch lây lan rộng.

Lực lượng y tế huyện Krông Búk lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

UBND huyện thành lập 24 Tổ lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có 1 Tổ lấy mẫu lưu động tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho người dân tại các thôn, buôn thuộc 7 xã trên địa bàn huyện (bao gồm cả người tạm trú tại địa phương), trừ 4 buôn trọng điểm đã có kế hoạch riêng gồm: buôn Ea Nho (xã Cư Kbô); buôn Đrao, buôn Ktơng Drun và buôn Ea Zin (xã Cư Né)

Tổng số đối tượng lấy mẫu dự kiến là 62.140 người, từ ngày 4-9 đến trước ngày 14-9-2021. Mỗi Tổ lấy mẫu thực hiện xét nghiệm khoảng 250 người/ngày. Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương thức “cuốn chiếu”, thôn/buôn nào lấy mẫu xong thôn/buôn đó; trong quá trình xét nghiệm phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định liên quan đến công tác phòng chống dịch, bảo đảm an toàn tuyệt đối; mẫu bệnh phẩm được thực hiện bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về kỹ thuật lẫy mẫu bệnh phẩm.

UBND huyện chỉ đạo Tổ COVID cộng đồng tại thôn, buôn lập đầy đủ danh sách người dân hiện đang có mặt trên địa bàn. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân sinh sống trên địa bàn mà không được xét nghiệm; bố trí địa điểm, khung giờ phù hợp cho các hộ gia đình ở từng thôn, buôn, tránh tập trung đông người trong quá trình xét nghiệm…

Như Quỳnh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.