Multimedia Đọc Báo in

Lập nhóm Zalo trao đổi thông tin phòng chống thiên tai

18:12, 17/09/2021

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp vừa triển khai lập các nhóm Zalo để chủ động việc phối hợp, trao đổi thông tin phòng chống thiên tai trên các địa bàn có nhà máy thủy điện do Công ty quản lý.

Đập tràn Nhà máy thủy điện buôn Tua Srah (Ảnh minh họa).

Những năm trước, việc phổ biến cơ chế phối hợp vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện đến các địa phương vùng hạ du các hồ chứa (các huyện: Krông Nô, Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Krông Ana, Lắk, Buôn Đôn và TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được tổ chức bằng hình thức hội nghị trực tiếp.

Tuy nhiên, năm nay do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc đi lại và tập trung đông người bị hạn chế nên Công ty đã chủ động phối hợp với các địa phương liên quan thay đổi hình thức trao đổi thông tin phòng, chống thiên tai. Theo đó, Công ty đã chủ động gửi Quy chế phối hợp và toàn bộ các tài liệu có liên quan đến Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương vùng hạ du nêu trên;

Lập 3 nhóm Zalo có sự tham gia của thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương này nhằm chủ động trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện phương án đối với 3 hồ chứa, gồm: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpôk 3.

Ngoài ra, Công ty cũng đã thiết lập và chia sẻ rộng rãi đường link về thông số vận hành các hồ chứa tại địa chỉ http://buonkuop.vn:2016/pclb/qve.aspx để chính quyền và nhân dân biết, chủ động ứng phó kịp thời.

Được biết, tháng 6-2021, Công ty đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021. Tại Hội nghị, các đại biểu là đại diện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương đã thảo luận, thống nhất với phương án phối hợp phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong mùa lũ năm 2021.

Lê Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.