Multimedia Đọc Báo in

Bệnh viện Dã chiến số 2 ngừng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 vào điều trị

17:58, 21/02/2022

Bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh cho biết, đến ngày 21/2, những bệnh nhân cuối cùng tại bệnh viện đã được điều trị khỏi và xuất viện. Hiện bệnh viện đã ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới.

Trước đó, Căn cứ Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 khi diễn biến dịch tại địa phương (cấp tỉnh) ở trạng thái “Bình thường mới”, “Nguy cơ”, các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được thiết lập tại chỗ theo phương châm điều trị 4 tại chỗ (các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện chuyển đổi một phần thành cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 để tiếp nhận các ca bệnh COVID-19 ở Tầng 1 và Tầng 2), để công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đáp ứng kịp thời, phù hợp với tình hình diễn biến dịch và các quy định của Bộ Y tế, ngày 9/2, Sở Y tế đã có công văn số 476/SYT-NVYD về việc tạm dừng chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 đến Bệnh viện dã chiến số 02, tiến tới dừng hoạt động bệnh viện này.

Bệnh viện Dã chiến số 2 đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2021
Bệnh viện Dã chiến số 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2021

Bệnh viện Dã chiến số 2 điều trị COVID-19 tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2021. Từ đó đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 4.342 bệnh nhân COVID-19. Trong đó có 4.265 bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện, 75 bệnh nhân chuyển lên tuyến trên và 1 bệnh nhân tử vong.

Hiện toàn tỉnh đang còn 5 cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Bệnh viện Dã chiến số 1, Bệnh viện Đa khoa khu vực 333, Trung tâm Y tế huyện Krông Búk, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.