Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk còn hai huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025

17:00, 16/03/2022

Theo Quyết định 353/QĐ-TTg phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/3/2022 cả nước có 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh của giai đoạn 2021-2025.

Tỉnh Đắk Lắk có hai huyện nghèo là: Ea Súp và M’Drắk. 

12 tỉnh có các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo là Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng và Cà Mau. Trong số này, một số địa bàn có nhiều xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Thí dụ như Bến Tre: 21 xã; Cà Mau: 6 xã; Thừa Thiên Huế: 7 xã…

Một lớp học tại huyện MDrắk. Ảnh: Thùy Dung
Lớp học điểm trường thôn 9, xã Cư K'róa (huyện M'Drắk). Ảnh: Thùy Dung.

Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tổng hợp, thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Được biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Chương trình số 12-CTr/TU, ngày 30/8/2021 thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”. Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm bình quân từ 1,5 - 2%/năm; riêng hộ nghèo dân tộc thiểu số hàng năm giảm từ 3 - 4%/năm. Phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

 Ân Hoàng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.