Multimedia Đọc Báo in

Sớm lập quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử CADA

09:31, 13/04/2022

Để phát huy giá trị lịch sử Di tích Đồn điền CADA, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản đề nghị UBND huyện Krông Pắc thực hiện một số các giải pháp trùng tu, tôn tạo và tu bổ di tích.

Theo đó, đề nghị UBND huyện Krông Pắc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tiến hành lập quy hoạch, dự án cũng như dự toán kinh phí bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử CADA trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Di tích Đồn điền CADA
Một góc khuôn viên Di tích Đồn điền CADA

Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 41 di tích được các cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích. Trong đó, có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia và 22 di tích cấp tỉnh. Di tích lịch sử CADA (xã Ea Yông, huyện Krông Pắc) được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT, ngày 26/1/1999. Ngày 8/12/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3229/QĐ-UBND về việc giao quyền quản lý nhà nước đối với Di tích lịch sử quốc gia.

Trong đó, giao UBND huyện Krông Pắc có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của Di tích lịch sử CADA theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm được công nhận, đến nay bên cạnh Miếu thờ CADA được trùng tu xây dựng và bảo vệ thì nhiều hạng mục khác của di tích đã xuống cấp.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.