Multimedia Đọc Báo in

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm

11:52, 18/04/2022

Sáng 18/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2022 diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 15/5 với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”. Mục tiêu của hoạt động là tăng cường công tác truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, trách nhiệm về ATTP; đề cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về ATTP; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT, Công Thương và các đơn vị liên quan thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại 8 địa phương gồm: TP. Buôn Ma Thuột, huyện M’đrắk, Krông Pắc, Ea H’leo, Krông Ana, Cư M’gar, Krông Năng, Krông Bông. Thời gian kiểm tra từ ngày 18 đến 22/4/2022.

Các địa phương tham dự hội nghị. Ảnh chụp qua màn hình
Các địa phương tham dự hội nghị (Ảnh chụp qua màn hình)

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Trung Thành nhấn mạnh, vì nhiều lý do khác nhau, công tác ATTP vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc kiểm tra trong Tháng hành động vì ATTP cần được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp tốt giữa việc kiểm tra với công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về ATTP để nâng cao nhận thức của cộng đồng. Đặc biệt là phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP nhằm răn đe, tạo ý thức tự thay đổi hành vi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc bảo đảm ATTP.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.