Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện gần 1.000 thùng phở bò vi phạm nhãn hàng hóa và có dấu hiệu gian lận thương mại

14:14, 20/06/2022

Sáng ngày 20/6, khi tiến hành kiểm tra đột xuất kho hàng tại địa chỉ số 426/16 đường Phan Bội Châu, Phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, Đoàn kiểm tra liên ngành Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389) của tỉnh đã phát hiện số lượng lớn thùng hàng chứa phở bò vi phạm nhãn hàng hóa và có dấu hiệu gian lận thương mại.

Kho hàng này do hộ kinh doanh Lê Thanh làm chủ, có địa chỉ kinh doanh tại số 105 Nguyễn Trãi, phường Thành Công, TP. Buôn Ma Thuột.

Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản làn việc với chủ kho hàng
Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản, làm việc với chủ kho hàng.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện kho hàng của hộ kinh doanh này đang lưu trữ gần 1.000 thùng phở bò, hiệu VIFON do Công ty Cổ phần  kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam sản xuất (mỗi thùng= 30 gói x 65 gam). Đáng chú ý, trên bao bì toàn bộ số hàng nói trên đều đã bị tháo dỡ, xé một phần thông tin, bao gồm: thông tin về mã vạch, số lô và ngày sản xuất.

Ông Lê Thanh, chủ kho hàng khai nhận, số hàng này do ông mua chủ yếu của các đại lý ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác về bán lại kiếm lời. 

Toanf bộ thùng hàng loại phở khô bò trong kho hàng đều đã bị xé, tháo dỡ một phần thông tin
Toàn bộ bao bì các thùng hàng phở bò hiệu VIFON đều đã bị xé, tháo dỡ một phần thông tin.

Theo ông Phạm Đình Tâm, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành Thường trực Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, những thông tin cơ bản để nhận biết về hàng hóa in trên bao bì đã bị cơ sở kinh doanh cố tình xé bỏ. Hành vi này vi phạm nhãn hàng hóa và có dấu hiệu gian lận thương mại.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, tam giữ toàn bộ số hàng hoá nêu trên và liên hệ với đơn vị sản xuất, tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trâm Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.