Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ người tiêu dùng

17:08, 21/07/2022

Tính đến 6/2022, tổ chức Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh có 12 chi hội ở các ngành, phường, xã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và một câu lạc bộ Người tiêu dùng thông thái trực thuộc Tỉnh Hội.

Ở cấp huyện đã có 9 Hội cấp huyện được thành lập, đi vào hoạt động, gồm: M’Drắk, Lắk, Krông Năng, Krông Pắc, Cư Kuin, Ea H’leo, Cư M’gar, Ea Kar và thị xã Buôn Hồ; các địa phương còn lại đang trong quá trình xúc tiến thành lập Hội.

6 tháng đầu năm 2022, Văn phòng Tư vấn giải quyết khiếu nại (thuộc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh) đã tiếp nhận, giải quyết và tư vấn giải quyết 4 vụ khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể, có 3 vụ khiếu nại về chất lượng dịch vụ điện và 1 vụ khiếu nại về chất lượng hàng hóa với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ khiếu nại hơn 12 triệu đồng.

Phát tờ rơi tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong mua sắm hàng hoá
Phát tờ rơi tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong mua sắm hàng hóa.

Cùng với việc tích cực giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, Hội cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức về quyền lợi chính đáng và trách nhiệm của người tiêu dùng. Hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam” (15/3), các cấp Hội trong tỉnh đã treo 50 băng rôn khổ lớn, 220 cờ phướn trên các tuyến đường trung tâm thành phố, thị xã, huyện nhằm giúp người tiêu dùng nhận thức các quyền lợi chính đáng của mình, nâng cao trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở cấp huyện, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các huyện đã tích cực triển khai công tác bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng ở địa bàn, bảo đảm hỗ trợ tối đa cho người tiêu dùng. Đồng thời triển khai công tác tuyên truyền, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức các quyền và lợi ích chính đáng của mình trong mua bán, tiêu dùng sản phẩm; lên án và tẩy chay những sản phẩm không an toàn, hướng đến việc tiêu dùng sản phẩm có uy tín, bảo đảm chất lượng...

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.