Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Họp Ban Chỉ đạo Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn huyện

15:22, 04/11/2022

Ngày 4/11, Ban Chỉ đạo Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột trên địa bàn huyện Ea Kar (gọi tắt là Ban chỉ đạo) đã tổ chức họp và triển khai nhiệm vụ của Ban chỉ đạo và tổ giúp việc.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ea Kar Y Nhuân Byă chủ trì cuộc họp.

Cuộc họp đã thông qua Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc. Theo đó, Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Ea Kar.

gdfgf
Các đại biểu nghe Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ea Kar Vương Tấn Thành góp ý về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể, tập trung dân chủ, xây dựng chương trình, kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và tổ giúp việc; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoat động liên quan đến kế hoạch chung của dự án đoạn đi qua địa bàn huyện; kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết các vướng mắc phát sinh về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ được Ban chỉ đạo giao; xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện và thông tin, báo cáo tiến độ triển khai.

Ban Chỉ đạo do Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ea Kar Y Nhuân Byă làm Trưởng ban; Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Hà làm Phó Trưởng Ban thường trực; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Vương Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Đình Chiến làm Phó Trưởng ban và 17 thành viên.
Các thành viên căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã Cư Bông, Cư Elang xây dựng kế hoạch thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát từng nội dung theo sự phân công của Ban chỉ đạo; triển khai thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và giao mặt bằng sạch xây dựng công trình đúng kế hoạch đề ra.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.