Multimedia Đọc Báo in

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm và tặng quà Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

12:40, 27/09/2023

Sáng 27/9, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm và tặng quà Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh Đắk Lắk.

Tham gia cùng đoàn công tác về phía tỉnh Đắk Lắk có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị; Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Thị Thanh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan.

a
 Đại biểu tham dự hội nghị.

Trung tâm BTXH tỉnh hiện đang tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng gần 440 đối tượng bảo trợ xã hội; trong đó có hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 14 người cao tuổi, hơn 250 người khuyết tật, 31 người lang thang chờ về nơi cư trú và gần 40 đối tượng tự nguyện.

Thời gian qua, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng đã được Trung tâm triển khai hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế, hướng tới mục tiêu mang đến đời sống vật chất và tinh thần tốt nhất cho các mảnh đời kém may mắn. Công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật và người cần bảo vệ khẩn cấp được Trung tâm quan tâm và luôn đề cao. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho các đối tượng luôn được chú trọng; hoạt động chăm sóc giáo dục, quản lý các cháu được duy trì ổn định và hiệu quả. Chất lượng cuộc sống của các đối tượng ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi đến trường…

a
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại buổi đến thăm và tặng quà.

Phát biểu tại buổi đến thăm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hoan nghênh các cấp chính quyền địa phương đã dành nguồn lực, tình cảm, trách nhiệm trong việc chăm lo cho các tầng lớp nhân dân nói chung và các đối tượng BTXH nói riêng.

Đặc biệt, đồng chí biểu dương và cảm ơn những tình cảm, tấm lòng, sự nỗ lực của cán bộ, đội ngũ công nhân, viên chức Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk đã xem các đối tượng BTXH như người thân của mình; đã kiên trì, chăm sóc giúp đỡ để các đối tượng có mái nhà chung. Những việc làm của trung tâm đã góp phần khẳng định những chủ trương đúng đắn về mặt an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người già neo đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, bệnh tật bị bỏ rơi.

a
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao quà tặng Trung tâm.

Phó Chủ tịch nước mong muốn Đắk Lắk tiếp tục phát huy những thành tựu, kết quả đạt được trong thời gian qua; đồng thời, rút kinh nghiệm những khó khăn, hạn chế bất cập trong quá trình điều hành nhiệm vụ chính trị; tiếp tục chăm lo cho các tầng lớp nhân dân có cuộc sống tốt hơn, trong đó dành sự quan tâm hơn nữa đến công tác chăm lo cho các đối tượng BTXH. Các cán bộ, nhân viên Trung tâm tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tấm lòng, tình cảm của mình đối với các đối tượng BTXH tại đơn vị; tiếp tục nghiên cứu nâng cao năng lực, phương pháp, kỹ năng hiện đại, khoa học hơn để giúp đỡ các đối tượng BTXH, đặc biệt là trẻ em có điều kiện trưởng thành, phát triển, hòa nhập, trở thành những công dân tốt của xã hội, không có khoảng cách so với các em đang sống ở gia đình.

a
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao quà Trung thu cho các em thiếu nhi.

Đồng chí cũng chúc các em đang sinh sống tại Trung tâm có một mùa Trung thu đầm ấm, hạnh phúc và mong muốn các em tự tin, cố gắng vươn lên trong học tập, trở thành những công dân có ích, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

a
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị tặng quà Trung thu cho các em thiếu nhi tại Trung tâm.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh đã thăm hỏi, động viên, trao các phần quà là bánh Trung thu đến các em thiếu thi; đồng thời trao tặng Trung tâm 50 triệu đồng để góp phần hỗ trợ các em có hoàn cảnh kém may mắn đang sống và học tập tại đơn vị.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.