Multimedia Đọc Báo in

Chủ động ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân trên địa bàn tỉnh

21:03, 15/11/2023

Ngày 15/11, UBND tỉnh đã có văn bản về chủ động ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Công điện số 1034/CĐ-TTg ngày 31/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, về việc chủ động ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân tại Khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công văn số 6495/UBND-NNMT ngày 01/8/2023 của UBND tỉnh về việc chủ động phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ; chủ động nắm chắc tình hình, triển khai các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế để kiểm soát và giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn.

Giao Sở NN-PTNT chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho sản xuất nông nghiệp, an toàn hồ đập thủy lợi và vùng hạ du, nhất là đối với các công trình xung yếu, công trình có nguy cơ cao mất an toàn; Sở Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện và vùng hạ du khi xả lũ, nhất là đối với các hồ thuỷ điện nhỏ, công trình xung yếu; chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hệ thống điện.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh theo chức năng nhiệm vụ chỉ đạo và phối hợp với các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn khi có tình huống xảy ra, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

huyện Lắk
Đợt mưa lớn hồi tháng 7/2023 đã làm nhiều diện tích lúa của huyện Lắk bị ngập nặng (Ảnh minh họa)

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức rà soát, sơ tán những hộ dân ở khu vực nguy hiểm; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tự bảo đảm an toàn khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm để chủ động đề phỏng mưa lũ, sạt lở đất gây chia cắt; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán và cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra…

Các sở, ngành liên quan, theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Được biết, do ảnh hưởng của khối không khí lạnh với cường độ rất mạnh khiến mưa lớn đang tiếp diễn ở miền Trung và lan rộng ra khu vực Tây Nguyên.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tại khu vực phía Đông tỉnh có mưa vừa, mưa to. Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người, sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực đồi dốc.

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.