Multimedia Đọc Báo in

Tư vấn cộng đồng về chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

16:29, 30/11/2023

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện M’Drắk vừa phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện tổ chức tuyên truyền và tư vấn cộng đồng về chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người dân trên địa bàn thị trấn M’Drắk và các xã Krông Jing, Krông Á, Ea Lai.

Tại chương trình, người dân đã được cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện M’Drắk tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Nghị định 61/2015/NĐ-CP, ngày 9/7/2015 của Chính phủ và Nghị định 74/2019/NĐ-CP, ngày 23/9/2019 của Chính phủ quy định về hồ sơ lập hồ sơ vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi xuất khẩu lao động, như: đối tượng được hỗ trợ vay vốn khi đi xuất khẩu lao động; quy trình và hồ sơ vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi xuất khẩu lao động; những quyền lợi của người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài...

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện MDrắk tư vấn, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ vay vốn cho người dân xã Krông Jing. (Ảnh minh họa).
Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện M'Drắk tư vấn, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ vay vốn cho người dân xã Krông Jing. (Ảnh minh họa).

Theo đó, Nghị định 61/2015/NĐ-CP có mức cho vay tối đa là 100% số tiền cần thiết trong hợp đồng mà người đi lao động ký với doanh nghiệp được cấp phép làm dịch vụ xuất khẩu lao động. Thời hạn vay vốn bằng với thời gian hợp đồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm). Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay...

Được biết, từ đầu năm 2022 đến nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện M’Drắk đã giải ngân gần 500 triệu đồng cho 5 khách hàng vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài, tạo cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.