Multimedia Đọc Báo in

Agribank tiếp tục là Nhà tài trợ vàng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

15:43, 07/03/2023

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 14/3/2023, với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”. Tại lễ hội lần này, Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) tiếp tục là Nhà tài trợ vàng. Đây là lần thứ 8 Agribank tài trợ cho lễ hội này.

Là sự kiện văn hóa cấp quốc gia, nhằm quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước; mở rộng, phát triển các hoạt động hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa và các sản phẩm làm từ cà phê; nâng cao nhận thức và tôn vinh các doanh nghiệp, người nông dân sản xuất cà phê, kinh doanh cà phê, góp phần tích cực vào định hướng phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam.

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình với sự kiện văn hóa lớn này, từ khi Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ1 được tổ chức vào năm 2005 đến nay, Agribank luôn là đơn vị đồng hành thủy chung, góp phần quan trọng mang đến thành công cho hoạt động đầy ý nghĩa này.

Phối cảnh gian hàng của Agribank sẽ tham gia tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
Phối cảnh gian hàng của Agribank sẽ tham gia tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

Không chỉ hỗ trợ vật chất với số tiền qua các kỳ lễ hội lên đến hàng chục tỷ đồng, Agribank còn tích cực tham gia có trách nhiệm, hiệu quả các hoạt động diễn ra trong lễ hội. Hình ảnh Agribank gần như xuất hiện ở hầu hết các địa điểm, sự kiện quan trọng của lễ hội. Trong đó, xuyên suốt nhất là tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê, với những chương trình tri ân khách, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm dịch vụ…  Agribank đã chuẩn bị gian hàng tại hội chợ một cách công phu, chuyên nghiệp, tạo sức hút đối với khách hàng.

Phan Quốc Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.