Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số cải cách hành chính tỉnh nằm trong nhóm 20 tỉnh dẫn đầu

12:00, 15/12/2021

Theo Quyết định số 3478/QĐ-UBND, ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu: đến năm 2025, chỉ số cải cách hành chính tỉnh (PAR Index) nằm trong nhóm 20 tỉnh dẫn đầu.

Theo đó, Chương trình tập trung vào 6 nội dung, đó là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Trọng tâm CCHC 10 năm tới là: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội thị xã Buôn Hồ. (Ảnh minh họa)
Người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội thị xã Buôn Hồ. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với các quy định của Trung ương, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và có tính khả thi cao trong tổ chức thực hiện. Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức…

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.