Multimedia Đọc Báo in

Bế mạc lớp bồi dưỡng tiếng Khmer

15:08, 05/10/2023

Sáng 5/10, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức bế mạc lớp bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2023.

Tham dự buổi bế mạc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh H’Yim Kđoh; các học viên là thành viên, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 515 tỉnh; các cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Các đại biểu tham dự buổi bế mạc.
Các đại biểu tham dự buổi bế mạc.

Qua hơn một tháng học tập, các học viên đã nắm được kiến thức cơ bản về chữ cái, ngôn ngữ tiếng Khmer trong giao tiếp thông thường với bà con dân tộc Khmer. Từ đó, tuyên truyền vận động đồng bào, nhân dân nước bạn Campuchia cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị trung tâm là tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Campuchia về nước.

Kết quả kiểm tra cuối khóa học có 100% đạt yêu cầu, trong đó có 75% khá, giỏi.

Lãnh đạo Ban Chỉ đạo 515 tỉnh trao quà tặng các giáo viên lớp học.
Đại diện Ban Chỉ đạo 515 tỉnh trao quà tặng các giáo viên tham gia giảng dạy lớp học.

Phát biểu tại buổi bế mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh H’Yim Kđoh đề nghị các thành viên, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 515 tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, tranh thủ thời gian tự học tập, ôn luyện, củng cố kiến thức đã được truyền đạt để phục vụ cho công tác đối ngoại khi làm việc với bạn. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh HYim Kđoh phát biểu bế mạc lớp học.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh H'Yim Kđoh phát biểu bế mạc lớp học.

Đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cần tiếp tục trau dồi vốn kiến thức đã được truyền đạt; từng bước nâng cao trình độ, khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin và hiểu biết hơn về phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền của bạn. Từ đó tuyên truyền vận động nhân dân nước bạn cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ, cũng như nơi chôn cất hài cốt liệt sĩ của Việt Nam để tiến hành khảo sát, quy tập.

Quỳnh Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.