Multimedia Đọc Báo in

Khảo sát đánh giá sự hài lòng đối với phục vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

16:29, 30/10/2024

Thực hiện Kế hoạch số 3500/KH-BHXH ngày 3/10/2024 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2024, BHXH tỉnh Đắk Lắk sẽ thực hiện khảo sát trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, BHXH tỉnh sẽ thực hiện khảo sát đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia, thụ hưởng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có thực hiện giao dịch với cơ quan BHXH trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/9/2024 và trong thời gian thực hiện khảo sát (từ tháng 10 đến ngày 20/11/2024).

Phương pháp thực hiện gồm khảo sát trực tuyến và khảo sát trực tiếp.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Cư Kuin tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Ảnh minh họa)
Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Cư Kuin tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Ảnh minh họa)

BHXH tỉnh thực hiện 50% khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc lựa chọn 1 thành phố/thị xã đại diện cho khu vực đô thị và 1 huyện đại diện cho khu vực nông thôn; 50% khảo sát trực tuyến bằng cách quét mã QRCode hoặc gửi bảng hỏi qua hộp thư điện tử của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với nhóm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức dịch vụ thu; tổ chức dịch vụ chi trả chế độ BHXH, BHTN; các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trong đó, đại diện cho khu vực đô thị là TP. Buôn Ma Thuột và đại diện cho khu vực nông thôn là huyện Krông Bông.

Qua khảo sát nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của ngành BHXH Việt Nam và các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ cho người tham gia, thụ hưởng. Nắm bắt kịp thời những yêu cầu, mong muốn và khó khăn, vướng mắc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN; đồng thời, tăng cường nhận thức, văn hóa thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngành BHXH Việt Nam với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm phục vụ”.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.