Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị tập huấn văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

11:46, 08/08/2023

Sáng 8/8, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai mạc hội nghị tập huấn Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới.

Tham dự hội nghị có PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương; Bí Thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; đại diện lãnh đạo các sở ban, ngành hữu quan và hơn 300 học viên đến từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Đại biểu và học viên tham dự khai mạc hội nghị tập huấn
Đại biểu và học viên tham dự khai mạc hội nghị tập huấn

Trong thời gian 4 ngày (từ ngày 8 đến 11/8), các học viên sẽ được truyền đạt các chuyên đề: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới” (gọi tắt Nghị quyết 23); Đổi mới hoạt động của Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam và các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trước yêu cầu mới; Công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay: Thực trạng và yêu cầu phát triển; Bàn về nhân vật trung tâm của văn học hiện nay; Công nghiệp văn hóa và vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật trong sự phát triển của công nghiệp văn hóa…

a
PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 ở một số cấp ủy, bộ, ban, ngành, địa phương vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; chưa có chính sách đột phá trong phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ văn nghệ sĩ tài năng; đầu tư kinh phí cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật chưa đúng tầm, đúng mức; việc sáp nhập các đoàn nghệ thuật ở địa phương một cách máy móc, xơ cứng; chưa có nhiều tác phẩm tạo sự thu hút, quan tâm rộng rãi của công chúng và lan tỏa sâu rộng…

Do đó, hội nghị tập huấn là dịp để các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, những người làm công tác tuyên giáo, quản lý văn hóa, báo chí và đội ngũ văn nghệ sỹ của cả nước cũng như của Đắk Lắk được chia sẻ, trao đổi học tập kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong thời gian tới, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần cho sự phát triển của đất nước.

a
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn cho hay, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thường xuyên được tăng cường, hoạt động hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu, phát triển lý luận văn học, nghệ thuật từng bước được phát triển, đạt được những kết quả bước đầu; công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Phong trào nghệ thuật quần chúng diễn ra sâu rộng, phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được chú trọng, bảo tồn và phát huy…

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.