Multimedia Đọc Báo in

Sắc màu lễ hội

07:49, 25/02/2024

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm các lễ hội Xuân được tổ chức ở khắp các địa phương. Với nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, du xuân ý nghĩa, các hoạt động đã giúp người dân và du khách được hòa mình vào không gian văn hóa đậm màu sắc của các dân tộc, trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng.

Phục dựng nghi lễ cưới hỏi của dân tộc Nùng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar năm 2024.
Cuộc thi chọi dê tại Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar năm 2024 thu hút đông đảo người dân và du khách.
Hát then, đàn tính là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ, tết của người Tày, Nùng đang sinh sống trên địa bàn xã Cư Êwi (huyện Cư Kuin).

 

Phần thi "Lày cỏ" - một trong những trò chơi độc đáo của người Tây Bắc.
Nghi thức “đâm đuống”, tục lệ có nguồn gốc từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mường, được thực hiện tại Lễ hội hạ nêu Đình làng Phú Đức (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana).
Du khách cùng vui hội Xuân tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam (TP. Buôn Ma Thuột).

Nhóm PV (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.