Multimedia Đọc Báo in

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” từ ngày 1 đến ngày 8/3

11:19, 23/02/2022

Hội LHPN tỉnh vừa ban hành công văn đến các đơn vị trực thuộc về việc tuyên truyền, vận động nữ cán bộ, công chức, hội viên phụ nữ thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2022 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.

Theo đó, Hội LHPN tỉnh đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, phụ nữ mặc áo dài đến công sở, dự các cuộc họp, hội nghị… trong 1 tuần (từ ngày 1 đến ngày 8/3/2022).

Các cấp Hội phụ nữ ở cơ sở căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương, đơn vị để tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện thiết thực, phù hợp như: Đồng diễn áo dài trên nền nhạc tại các điểm công cộng, hoa viên, công viên, điểm sinh hoạt văn hóa…; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh áo dài Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh truyền thông, mạng xã hội. 

 

Cán bộ, hội viên Hội LHPN huyện Krông Ana mặc áo dài tại nơi công sở (ảnh minh họa)
Cán bộ, hội viên Hội LHPN huyện Krông Ana mặc áo dài tại công sở (ảnh minh họa).

Cụ thể, tất cả hoạt động hưởng ứng phải được đăng tải trên trang facebook, zalo của Hội (Phunu Daklak). Riêng hoạt động đồng diễn áo dài trên nền nhạc phải được quay clip và đăng trên fanpage Hội LHPN Đắk Lắk phong trào TDTT.

“Tuần lễ áo dài” là một trong những hoạt động thường niên được Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh thực hiện, hội viên, phụ nữ hưởng ứng tích cực, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là cán bộ, hội viên, phụ nữ trong gìn giữ, phát huy sản phẩm văn hóa Việt Nam.

“Tuần lễ áo dài” năm nay cũng là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/3/2022 tại Thủ đô Hà Nội.

Vân Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.