Multimedia Đọc Báo in

Chi đoàn Báo Đắk Lắk tặng quà và giao lưu văn nghệ, thể thao tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

12:00, 17/09/2022

Ngày 16/9, Chi Đoàn Báo Đắk Lắk đã đến thăm, tặng quà và tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao với Đoàn Cơ sở Vườn Quốc gia Yok Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn).

Tham dự chương trình có Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk Đinh Xuân Toản; ông Huỳnh Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn; cùng hơn 30 đoàn viên của hai đơn vị.

Chi đoàn Báo Đắk Lắk tặng đèn năng lượng mặt trời tại chốt Cây Đa Trạm kiểm lâm số 2 cho các cán bộ, chiến sĩ.
Chi Đoàn Báo Đắk Lắk trao bộ đèn năng lượng mặt trời tặng cán bộ, chiến sĩ tại chốt Cây Đa (Trạm Kiểm lâm số 2,Vườn Quốc gia Yok Đôn).

Trong khuôn khổ chương trình, Chi Đoàn Báo Đắk Lắk đã trao một bộ đèn năng lượng mặt trời tặng cán bộ, chiến sĩ tại chốt Cây Đa (Trạm kiểm lâm số 2, Vườn Quốc gia Yok Đôn); tham quan hệ sinh thái rừng. 

Ngoài ra, hai đơn vị đã tổ chức giao lưu bóng chuyền và văn nghệ nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 2 chi đoàn, đồng thời nâng cao tinh thần thể dục thể thao trong đoàn thể.

Hai đơn vị giao lưu thể thao.
Hai đơn vị giao lưu thể thao.

Được biết, Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 7 xã, thuộc 3 huyện: xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), xã Ea Bung, Chư M'Lanh (huyện Ea Súp) thuộc tỉnh Đắk Lắk và xã Ea Pô (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Vườn có tổng diện tích 115.545 ha, với hệ động vật đa dạng (đã thống kê được 489 loài, gồm: 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và hơn 100 loài côn trùng).

Các đoàn viên chi đoàn tham quan hệ sinh thái Vườn quốc gia Yok Đôn.
Các đoàn viên Chi Đoàn Báo Đắk Lắk tham quan hệ sinh thái Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Vì vậy, đến thăm Vườn Quốc gia Yok Đôn lần này cũng là dịp tham quan, bổ sung nhiều kiến thức thực tế bổ ích cho các đoàn viên, thanh niên.

Khánh Huyền


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.