Multimedia Đọc Báo in

Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu

14:38, 18/04/2023

Sáng 18/4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu tỉnh Đắk Lắk lần thứ I, năm 2023.

Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Nguyễn Thị Phi Thảo; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng 38 đại biểu là những điển hình người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.

h
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại hội nghị.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 80.000 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng là 22.716 người. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 525.326 trẻ em, trong đó có 13.723 trẻ em đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (trong đó 392 trẻ em dưới 16 tuổi không nguồn nuôi dưỡng, 3.464 trẻ em khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 9.853 trẻ dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống tại các địa phương vùng khó khăn...).

Toàn tỉnh có 2 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang chăm sóc, nuôi dưỡng 425 người khuyết tật và trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng; 1 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh hiện nuôi dạy hơn 180 trẻ em khuyết tật nặng học chuyện biệt.

h
Các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020-2023 nhận Bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn biểu dương và ghi nhận những gương mặt tiêu biểu đại diện cho người khuyết tật, trẻ mồ côi trong toàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; đồng thời hoan nghênh các tổ chức, cá nhân là những người bảo trợ tiêu biểu đã hết lòng giúp đỡ, động viên, chăm sóc người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các cấp Hội Bảo trợ Người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh quan tâm, làm tốt hơn nữa công tác động viên, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi về cả vật chất và tinh thần.

h
Các em học sinh mồ côi tiêu biểu vươn lên trong học tập nhận Giấy khen của Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh.

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị bảo trợ cũng đã trao biển tượng trưng ủng hộ cho Quỹ của Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh để hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Đắk Lắk 1 tỷ 44 triệu đồng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 40 triệu 980 ngàn đồng; Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên 10 xe lăn trị giá 20 triệu đồng.

h
Đại biểu là người khuyết tật tiêu biểu nhận Giấy khen của Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh.

Dịp này, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 1 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020-2023; Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tặng Giấy khen cho 32 cá nhân là người khuyết tật và trẻ mồ côi đã có thành tích nỗ lực khắc phục hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tập và ổn định cuộc sống; Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Đắk Lắk tặng 18 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho trẻ em mồ côi và trẻ khuyết tật; Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng 16 suất quà trị giá 8 triệu đồng nhằm động viên người khuyết tật tham dự hội nghị.

Huyền Diệu

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.