Multimedia Đọc Báo in

Trao đổi kinh nghiệm lĩnh vực lao động việc làm, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

19:06, 24/10/2023

Ngày 24/10, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội thảo trao đổi kinh nghiệm lĩnh vực lao động việc làm, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Khánh Hòa.

Tại Hội thảo, hai đơn vị đã trao đổi, học tập kinh nghiệm về triển khai tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện, nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý và lưu trữ hồ sơ trên Cổng dịch vụ công Quốc gia...). Đồng thời trao đổi kinh nghiệm về tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động; Cung ứng lao động cho doanh nghiệp; quy trình, nghiệp vụ thực hiện đơn giá trong tư vấn việc là, giới thiệu việc làm từ nguồn chi bảo hiểm thất nghiệp. 

Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Khánh Hòa
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Khánh Hòa trao đổi kinh nghiệm tại Hội thảo.

Được biết, từ đầu tháng 6/2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, thiết lập tài khoản; xây dựng quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) một cách đồng bộ theo hướng dẫn tại Công văn số 1399/LĐTBXH-VL ngày 4/5/2022 của Bộ LĐ-TB&XH.

Tính đến giữa tháng 10/2023, toàn tỉnh Đắk Lắk có 285 lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN trực tuyến, với số tiền chi trả hơn 3,6 tỷ đồng. 

Lãnh đạo  Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Khánh Hòa ký kết chương trình phối hợp.
Lãnh đạo hai Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk và Khánh Hòa ký kết chương trình phối hợp.

Tại buổi làm việc, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Khánh Hòa đã ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.

 Tiến Dũng 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.