Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn về công tác đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài

12:27, 17/11/2023

Sáng 17/11, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện M’Dắk và Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 60 cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn huyện.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được tìm hiểu về thông tin tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thông tin tư vấn về một số thị trường trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam; giới thiệu các chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quy trình, hồ sơ, thủ tục cho vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hướng dẫn cách thức quản lý tài chính; các chương trình phi lợi nhuận đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các chính sách hỗ trợ đối với lao động huyện nghèo khi tham gia...

Các đại biểu tham dự lớp tập huấn.
Các đại biểu tham dự lớp tập huấn.

Ngoài ra, tại lớp tập huấn các đại biểu đã được nghe đại diện các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm trong và ngoài nước giới thiệu nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời giải đáp các thắc mắc trong quá trình tuyển dụng, từ đó giúp đội ngũ cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nắm rõ các quy định và an tâm hơn khi tuyên truyền cho người lao động đăng ký lựa chọn làm việc ở nước ngoài phù hợp với năng lực, nhu cầu của bản thân…

Được biết, trong giai đoạn 2021-2023, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện M’Drắk đã hỗ trợ giải ngân gần 500 triệu đồng cho 7 khách hàng tại các xã Krông Jing, Cư Mta, Ea H'Mlay, Ea Lai và xã Cư Prao vay vốn đi xuất khẩu lao động.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.